Monday, April 22, 2024

Rễ nuôi cành và cành cũng nuôi rễ.

 Rễ nuôi cành và cành cũng nuôi rễ.


Bước ra ngoài, ta nhìn một cây xanh tươi tốt với tàng cây rộng lớn. Ta nghĩ rằng cây được xanh tươi là nhờ bên dưới có những gốc rễ lớn mạnh, mang thức ăn nuôi dưỡng thân cây và cành lá. 

Nhưng thật ra, không phải chỉ có rễ nuôi cành lá, mà những chiếc lá xanh kia cũng đang tiếp nhận ánh sáng mặt trời, mưa nắng, để nuôi dưỡng rễ sâu trong lòng đất. Rễ nuôi cây cành, mà ngược lại cành lá cũng đang nuôi dưỡng gốc rễ nữa.

Cũng vậy, trong ta có những nội kết, những hạt giống muộn phiền, gốc rễ của phiền não. Ta có thể không trực tiếp thay đổi được những hạt giống đó, nhưng khi chúng biểu hiện trên thân tâm, ra cành lá, thì ta có thể chuyển hóa bằng chánh niệm và tâm từ. Như ánh nắng ấm của mặt trời chiếu rọi, năng lượng ấy có thể chuyển hóa được những gốc rễ muộn phiền trong ta.

Trong những lúc gặp khó khăn, ta vẫn có thể mỉm một nụ cười. Nụ cười ấy là một đóa hoa, một chiếc lá xanh, tiếp nhận ánh nắng trong lành để nuôi dưỡng những cội rễ bên dưới. Đó là một nụ cười nhân, và một ngày nó sẽ trở thành một nụ cười quả trái tươi đẹp.

Hãy có nhiều gốc rễ hạnh phúc.

Một cây có nhiều cội rễ thì cây đó sẽ xanh tươi. Nếu như rễ này có bị yếu, thì nó vẫn được những rễ khác nuôi dưỡng. Cây hạnh phúc của ta cũng vậy, nên có nhiều cội rễ.

Tôi cũng được nuôi dưỡng bởi nhiều gốc rễ hạnh phúc, đại khái như: sức khỏe, sách vở, có người bạn lành, tiếp xúc với những điều hay đẹp trong cuộc sống… Nếu như một trong những gốc rễ đó có hư hao, thì ta vẫn còn được nuôi dưỡng bởi những niềm vui khác.

Mà thật ra, tôi khám phá ra một điều là không có cội rễ nào, một hạnh phúc nào là “phải có” như ta nghĩ. Không còn có điều đó, ta vẫn có thể an vui. Và cuối cùng rồi có lẽ chúng ta sẽ khám phá ra rằng, ta không cần phải nương tựa vào một hạnh phúc nào cả! Vì hễ còn nương tựa thì sẽ còn dao động, như lời kinh xưa nhắc nhở.

Minh Tánh Nguyn Duy Nhiên


Monday, April 15, 2024

Trở về với thực tại nào?

 Trở về với thực tại nào?


Các vị thiền sư thường khuyên chúng ta hãy trở về và sống với thực tại. Nhưng có lần, tôi nghe một thiền sinh đặt câu hỏi rằng: ta trở về với thực tại nào đây? Vì chung quanh ta đang có nhiều “thực tại” lắm, thực tại là tôi đang có một cơn bệnh, đang gặp những mất mát, hoặc trải qua một thất bại nào đó… Vậy, thực tại ở đây là thực tại nào?

Chỉ có thể bằng sự trải nghiệm

Nhưng những sự kiện ấy có thật sự là “thực tại” không bạn hả? Và nếu như ta cho rằng những điều ấy là “thực tại” của mình, thì thật ra chung quanh ta cũng đang có nhiều những điều khác nữa.

    Như bây giờ có thể là trời xanh mây trắng, hay một ngày mưa tươi mát, là một tách trà thơm, là đang ngồi với một người bạn, hay đôi mắt ta vẫn còn nhìn thấy được nụ cười của người thân… Tất cả những cái đó cũng là “thực tại” phải không bạn?

Monday, April 1, 2024

quan sát với tâm rộng mở

quan sát với tâm rộng mở

Thiền sư  U Tejaniya  thường chia sẻ rằng trong phương pháp thiền của ông, cái biết, cái thấy của ta mới là quan trọng, chứ không phải là chọn lựa vào đối tượng nào. 
    Ngài nói, ta phải biết quan sát với một tâm rộng mở, và trọn vẹn với tất cả những gì đang xảy ra trong thân tâm, chứ không cần nên chú ý vào một đối tượng nào nhất định. Vì thật ra, vấn đề không hề tùy thuộc vào việc ta thấy biết những gì.

Monday, March 25, 2024

hạnh phúc là một nghệ thuật

hạnh phúc là một nghệ thuật


Chuyển hóa hay chữa lành là một nghệ thuật chứ không phải là một kỷ thuật. Con đường tu tập phải là sự sống của mình, chứ không phải chỉ là một phương cách để ta đối phó với những khó khăn, hoặc trốn tránh khổ đau.

Bình yên và an ổn trong việc đang làm

Trong cuộc đời, thường thường chúng ta làm gì cũng có một mục đích, để thành tựu một cái gì đó. Ví dụ như khi ta quét nhà là để có nhà sạch, ta rửa bát là để có bát đĩa sạch. Ta có một mục đích cho mỗi việc làm của mình. Ta quét dọn với mục đích có ngôi nhà sạch sẽ, nhưng rồi nó cũng sẽ dơ và bày bừa lại, và ngày mai ta sẽ lại dọn dẹp. Rửa bát cũng thế. Nếu ta thực tập với ý định là làm cho xong, cho rồi, thì ta dễ sinh thêm bực dọc, phiền não mà thôi.

Thursday, March 21, 2024

Thấy ra toàn thể tiến trình



Thấy ra toàn thể tiến trình hình thành một cái Tôi ( Xúc - Thọ - Ái - Thủ - Hữu ) với chánh niệm và tỉnh giác.

Monday, March 18, 2024

buộc mái chèo vào hoàng hôn

buộc mái chèo vào hoàng hôn

Trời mùa thu dường như có thật nhiều những ngày mưa lang thang. Lá rơi phủ đầy trên con suối nhỏ, cạnh khu rừng mỗi ngày tôi vẫn thường đi qua. Những chiếc lá thu ướt nằm dưới ánh nắng sớm, màu sắc như sáng hơn lên. 
    Thời gian vào lúc chuyển mùa, với những đổi thay đang có mặt chung quanh, thường khiến ta bước chậm lại.
    Mà trong cuộc đời cũng vậy, những thăng trầm, biến đổi cũng thường khiến ta bớt đi những hối hả. Đôi khi những bất ngờ và khó khăn trong cuộc sống, cũng giúp ta dừng lại và ý thức được những tạm bợ và đổi thay của cuộc đời, và có một cái nhìn sâu sắc hơn.

Friday, March 8, 2024

Buông xả để bay cao


Con đường của sự buông xả là con đường biết tiếp nhận, biết nói vâng đối với cuộc sống. Trước hết, ta ý thức rằng ta đã tiến đến ngay sát bờ mé của mình, tất cả những gì trong ta đều đang chống lại, đang nói không, và chính ngay ở điểm đó ta thực tập mềm dịu.  Lúc đó là một cơ hội để ta thực tập tâm từ đối với chính mình, nó sẽ mang lại cho ta một thái độ vui tươi và cởi mở - biết vui đùa như một con chim trước một cơn gió lớn.

Monday, March 4, 2024

Đúng theo vị trí tự nhiên

 Đúng theo vị trí tự nhiên


Ngài Ajahn Chah có một chia sẻ khá thú vị về sự tự nhiên.

“Một cái cây mọc trong rừng là tự nhiên. Nhưng khi ta đốn xuống đem về xây nhà, ta còn gọi cây đó là ‘tự nhiên’ không? Và khi ta dùng gỗ ấy để xây nhà cho người ta ở, thì nó lại có nhiều giá trị cho chúng ta hơn. Như một con chó chạy đây đó tìm kiếm thức ăn, khi ta thảy cho nó một món gì, chúng nhào lại dành giựt với nhau. Điều đó ta cho là tự nhiên phải không! Nhưng ta có muốn tự nhiên như thế không?

Thursday, February 29, 2024

Trải nghiệm những gì có mặt trong tâm




Opposite states of mind are not in discord.

Những tâm hành tự chúng không nghịch nhau.


Not working toward the opposite mind state.

Ta không nắm bắt hay loại bỏ một tâm hành nào.

Just leave the mind alone with awareness.

Chỉ cần có chánh niệm và tỉnh giác.